Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

Báo giá chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Hà Nội

 Các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh nhà hàng ăn uống tại Hà Nội khi muốn hoạt động đúng theo quy định pháp luật cần đảm bảo cơ sở đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, khi các cơ quan quản lý cơ sở phải xuất trình được các giấy tờ cần thiết như Đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe cho nhân viên, danh sách tập huấn an toàn thực phẩm.



1. Quy định pháp lý về chứng nhận an toàn thực phẩm

Trừ các chủ thể sản xuất, kinh doanh không phải chứng nhận an toàn thực phẩm thì các cơ sở, sản xuất kinh doanh thực phẩm khác phải nghiêm túc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm và tiến hành đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế tài áp dụng cho các cơ sở, sản xuất kinh doanh thực phẩm nhưng không đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm:

- Nếu cơ sở sản xuất/kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ buộc ngừng kinh doanh.

- Thêm vào đó mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Ngoài ra còn có nhiều hình phạt bổ sung như: Buộc cơ sở kinh doanh phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thực phẩm, sản phẩm liên quan.

- Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm.

2. Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh;

+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù;

+ Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành;

3. Dịch vụ pháp lý thực hiện báo giá và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Hà Nội

Nhằm giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đáp ứng được các điều kiện, thủ tục pháp luật để tiến hành kinh doanh thực phẩm, Bravolaw cung cấp dịch vụ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ:

- Trao đổi thông tin, tư vấn điều kiện thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để tiến hành kinh doanh thực phẩm hợp pháp;

- Tiến hành khảo sát địa điểm kinh doanh;

- Trà soát tài liệu, chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn thực phẩm;

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

- Bàn giao giấy chứng nhận.

Quý khách cần báo giá cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW

Địa chỉ: 349 Vũ Tông Phan, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội

Hotline: 19006296

Email: ceo@bravolaw.vn

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động ở Hà Nội

 Căn cứ pháp lý

  • Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;
  • Luật việc làm năm 2013;
  • Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
  • Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
  • Mẫu giấy phép xuất khẩu lao động.


Điều kiện được kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động

Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng;
  • Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  • Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.

Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Lựa chọn loại hình công ty: Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần.

Tổ chức muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Bravolaw hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4; Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

*Điều kiện cấp giấy phép

  1. Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ VNĐ và có đủ các điều kiện sau đây;
  2. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  3. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  4. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  5. Có tiền ký quỹ 1 tỷ VNĐ tại ngân hàng.

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định;
  4. Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
  5. Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  6. Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  7. Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) – Mở xem hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  8. Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

Dưới đây là các mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động:

TTTên ngànhMã ngành
1Cung ứng và quản lý nguồn lao động

Chi tiết:

Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước

Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

7830
2Dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Chi tiết:

+ Tư vấn giáo dục,

+ Dịch vụ đưa ra ý kiến hướng dẫn về giáo dục,

+ Dịch vụ đánh giá việc kiểm tra giáo dục,

+ Dịch vụ kiểm tra giáo dục,

+ Tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên.

8560
3Giáo dục mầm non8510
4Giáo dục tiểu học8520
5Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chi tiết:

Giáo dục trung học cơ sở

Giáo dục trung học phổ thông

8531
6Giáo dục nghề nghiệp. Chi tiết:

Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp

Dạy nghề

8532
7Giáo dục thể thao và giải trí8551
8Giáo dục văn hoá nghệ thuật8552
9Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

– Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;

– Các dịch vụ dạy kèm( gia sư);

– Giáo dục dự bị;

– Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;

– Các khoá dạy về phê bình đánh giá chuyên môn;

– Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;

– Dạy đọc nhanh;

– Dạy về tôn giáo;

– Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

– Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe; – Dạy bay;

– Đào tạo tự vệ;

– Đào tạo về sự sống;

– Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;

– Dạy máy tính.

8559
10Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm7810
11Cung ứng lao động tạm thời7820
12Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

Hoạt động phiên dịch;

Hoạt động môi giới thương mại;

7490

 

13Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Chi tiết: Tổ chức, xúc tiến và/hoặc quản lý các sự kiện, như kinh doanh hoặc triển lãm, giới thiệu, hội nghị, có hoặc không có quản lý và cung cấp nhân viên đảm nhận những vấn đề tổ chức.

8230

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu tiêu dung tại chỗ cho nhà hàng

Từ ngày 01/11/2017 áp dụng theo nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu quy định cơ sở có hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng (nhà hàng, quán ăn, quán Bar, khách sạn…) phải có Giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy sản phẩm rượu vi phạm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn thực phẩm, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Bravolaw cung cấp  tới quý khách hàng những thông tin cần thiết về thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho nhà hàng,  quán ăn… như sau:

Điều kiện kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống được thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật;
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng;
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định;
Trường hợp tự sản xuất rượu để bán thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định

Hồ sơ xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

1. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
2.      Bản sao Cam kết Bảo vệ môi trường và Phòng cháy chữa cháy
3. Giấy phép đăng ký kinh doanh
4. Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh/ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của địa diểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ
5. Hợp đồng mua bán rượu
6.     Giấy phép bán buôn/ phân phối rượu của các thương nhân cung cấp rượu
7.     Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu của các thương nhân cung cấp rượu

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
Bước 2: Nộp 01 (một) bản đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Cơ  quan quản lý nhà nước đến kiểm tra cơ sở bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ
Bước 4: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ.

Công việc mà Bravolaw thực hiện

Tư vấn các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan;
Soạn hồ sơ theo quy định;
Đại diện Quý khách hàng  nộp hồ sơ;
Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu;
Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khi có kiểm tra liên ngành.
Nhận kết quả và giao tận tay cho khách hàng
thu-tuc-xin-giay-phep-ban-le--ruou-tieu-dung-tai-cho-cho-nha-hang
Xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho nhà hàng

Xem thêm:


Hiệu lực của giấy phép

5 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận

Trên đây là những nội dung tư vấn của Bravolaw về Thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ cho nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Chúng tôi rất mong những thông tin này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có vướng mắc nào quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline: 19006296 hoặc 0936690123. Bravolaw rất mong nhận được phản hồi của quý khách hàng.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp “mở” bởi những đặc thù theo Luật quy định về: nguồn vốn, số lượng cổ đông, cơ cấu tổ chức…Trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng cổ đông luôn có sự thay đổi. Nhằm đảm bảo sự thống nhất, đúng đắn khi có sự thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần, pháp luật đã xây dựng những quy định cụ thể. Vậy thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần cần những thủ tục gì?

Thay đổi cổ đông công ty cổ phần - 1900.6296

Bài viết mới:


Nội dung tư vấn:

Hồ sơ thay đổi cổ đông công ty cổ phần bao gồm:


  • Thông báo về thay đổi thành viên/cổ đông công ty (do người đại diện theo pháp luật ký);
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) về việc thay đổi cổ đông sáng lập/ thành viên trong công ty;
  • Biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) về việc thay đổi cổ đông sáng lập/thành viên công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập đã thay đổi (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên công ty đã thay đổi (công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp và giấy tờ chứng thực  về việc hoàn tất chuyển nhượng
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân còn hiệu lực của thành viên mới
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng kí Thuế,Giấy đăng kí doanh nghiệp...;
  • Giấy ủy quyền thực hiện công việc.

Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập:


  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, BRAVOLAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ Thay đổi thành viên/cổ đông công ty cho khách hàng.
  • Đại diện lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nộp hồ sơ Thay đổi thành viên/cổ đông cho khách hàng.
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
  • Nhận giấy Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cho khách hàng.


Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần. Mọi ý kiến thắc mắc về thay đổi cổ đông công ty hãy liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn Bravo
Tel: 04 858 776 42 – 04 66 860 797 – Hotline:1900 6296
Email: ceo@bravolaw.vn

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì

Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên tại Việt Nam được nhiều người lựa chọn bởi sự đơn giản về thủ tục pháp lý, linh hoạt trong quản lý, gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và điều hành công ty. Để làm rõ những ưu điểm này, Luật Bravolaw sẽ tư vấn chi tiết hơn để khách hàng tham khảo.

Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì - 1900.6296

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?

Về mặt khái niệm, theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 có nêu rõ: Công ty TNHH 1 thành viên là Công ty do một 1 tổ chức hoặc 1 một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

Như vậy, trong trường hợp chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập công ty thì sự lựa chọn duy nhất là Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

Chủ sở hữu cần cung cấp thông tin và tài liệu gì để thành lập Công ty TNHH 1 thành viên?

– Hộ chiếu, thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân (trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân) hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức và quyết góp vốn và cử người đại diện quản lý vốn trong công ty TNHH 1 thành viên(áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công ty là công ty, tổ chức)

– Thông tin cho việc thành lập Công ty bao gồm: Tên Công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, thành viên và tỷ lệ góp vốn, người đại diện theo pháp luật…vv.

– Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở chính kèm theo tài liệu chứng minh địa chỉ làm trụ sở chính có chức năng kinh doanh văn phòng (trong trường hợp sử dụng nhà tầng làm trụ sở chính)

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên gồm những gì?

Hồ sơ là tài liệu quan trọng để Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ bao gồm:


  • Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ Công ty được ký bởi chủ sở hữu công ty
  • Kèm theo tài liệu trong mục thông tin, tài liệu chủ sở hữu nêu trên;
  • Thời gian thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
  • Thời gian thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp như sau:

– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăn ký thành lập Công ty TNHH 1 thành viên: 05 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ

– Thời gian cho việc xin cấp dấu và công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia: 01-03 ngày làm việc

Như vậy, thông thường thời gian cho việc thành lập Công ty TNHH 1 thành viên là 06 -08 ngày làm việc

Dịch vụ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên của Công ty Luật Bravolaw

Dịch vụ thành lập Công ty nói chung và Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên nói riêng được Công ty Luật Bravolaw triển khai trong ngày đầu tiên hoạt động của Công ty chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm cùng đội ngũ Luật sư và tư vấn viên hùng hậu, am hiểu pháp luật doanh nghiệp, Luật Bravolaw cam kết sẽ làm hài lòng tất cả những khách hàng khó tính nhất bởi sự chuyên nghiệp của Công ty.

Chi tiết xem tại : https://luatsuonline.vn/