Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật


Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật:


  1. Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật mới;
  2. Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nộp khi được cấp bản mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  3. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  4. Biên bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  5. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  6. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  7. Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho Công ty luật thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  8. Số lượng hồ sơ: 02 bộ: 01 bộ nộp cơ quan đăng ký kinh doanh và 01 bộ lưu tại công ty;

  9. Thời gian thực hiện thủ tục: 05 ngày làm việc.

Các chức danh của người đại diện theo pháp luật


  1. Giám đốc;
  2. Tổng Giám đốc;
  3. Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
  4. Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  5. Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Một số lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp


  1. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
  2. Thông báo với bạn hàng, đối tác, cơ quan bảo hiểm;
  3. Đối với công ty có giấy phép sau thành lập như giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải thực hiện thủ tục thay đổi các giấy phép này vì trên giấy phép có thông tin về người đại diện theo pháp luật cũ;
  4. Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng;

Một số quy định mới về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp năm 2014:


  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
  5. a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
  6. b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  7. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
  8. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
  9. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
  10. Ngoài ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 đã loại bỏ quy định hạn chế Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác
Chi tiết xem tại : https://luatsuonline.vn/

.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Dịch vụ thành lập công ty tại Thanh Hóa trọn gói

Các doanh nghiệp đang có nhu cầu thành lập công ty tại Thanh Hóa, các loại hình công ty thành lập ở Thanh Hóa như Công ty cổ phần Thanh Hóa, Công ty tnhh Thanh Hóa, Công ty hợp danh Thanh Hóa, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hóa và Hợp tác xã Thanh Hóa. Mỗi loại hình công ty có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy theo nhu cầu mà nên chọn loại hình công ty cho phù hợp. Sau đây là thủ tục thành lập các loại hình công ty Thanh Hóa.

1. Hồ sơ  thành lập công ty cổ phần Thanh Hóa:

- Đơn đề nghị thành lập công ty cổ phần; (theo mẫu)

- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần; (theo mẫu)

- Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu của các cổ đông sáng lập còn hiệu lực theo pháp luật;

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

2. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị thành lập công ty tnhh 1 thành viên;(theo mẫu)

- Dự thảo điều lệ công ty tnhh 1 thành viên;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Danh sách thành viên của công ty tnhh 1 thành viên: (theo mẫu); (trường hợp là pháp nhân góp vốn có hai người đại diện vốn góp);

- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn là cá nhân.(Trường hợp pháp nhân góp vốn thì bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác)

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

3. Hồ sơ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị thành lập công ty tnhh 2 thành viên;(theo mẫu)

- Dự thảo điều lệ công ty tnhh 2 thành viên;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Danh sách thành viên góp vốn;(theo mẫu)

- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn còn hiệu lực theo pháp luật.

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

4. Hồ sơ thành lập Hợp tác xã Thanh Hóa:

- Đơn đăng ký kinh doanh hợp tác xã theo mẫu.

- Điều lệ hợp tác xã.

- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã

- Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã;

- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.

5. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh;

- Danh sách thành viên công ty hợp danh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Kèm theo danh sách thành viên phải có:

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập là cá nhân;

6. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân Thanh Hóa: 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Nguồn: https://luatsuonline.vn/