Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Thay đổi cổ đông công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp “mở” bởi những đặc thù theo Luật quy định về: nguồn vốn, số lượng cổ đông, cơ cấu tổ chức…Trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng cổ đông luôn có sự thay đổi. Nhằm đảm bảo sự thống nhất, đúng đắn khi có sự thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần, pháp luật đã xây dựng những quy định cụ thể. Vậy thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần cần những thủ tục gì?

Thay đổi cổ đông công ty cổ phần - 1900.6296

Bài viết mới:


Nội dung tư vấn:

Hồ sơ thay đổi cổ đông công ty cổ phần bao gồm:


  • Thông báo về thay đổi thành viên/cổ đông công ty (do người đại diện theo pháp luật ký);
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) về việc thay đổi cổ đông sáng lập/ thành viên trong công ty;
  • Biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) về việc thay đổi cổ đông sáng lập/thành viên công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập đã thay đổi (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên công ty đã thay đổi (công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp và giấy tờ chứng thực  về việc hoàn tất chuyển nhượng
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân còn hiệu lực của thành viên mới
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng kí Thuế,Giấy đăng kí doanh nghiệp...;
  • Giấy ủy quyền thực hiện công việc.

Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập:


  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, BRAVOLAW sẽ tiến hành soạn hồ sơ Thay đổi thành viên/cổ đông công ty cho khách hàng.
  • Đại diện lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nộp hồ sơ Thay đổi thành viên/cổ đông cho khách hàng.
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
  • Nhận giấy Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cho khách hàng.


Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi cổ đông trong công ty cổ phần. Mọi ý kiến thắc mắc về thay đổi cổ đông công ty hãy liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn Bravo
Tel: 04 858 776 42 – 04 66 860 797 – Hotline:1900 6296
Email: ceo@bravolaw.vn

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì

Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên tại Việt Nam được nhiều người lựa chọn bởi sự đơn giản về thủ tục pháp lý, linh hoạt trong quản lý, gọn nhẹ về cơ cấu tổ chức và điều hành công ty. Để làm rõ những ưu điểm này, Luật Bravolaw sẽ tư vấn chi tiết hơn để khách hàng tham khảo.

Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì - 1900.6296

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì?

Về mặt khái niệm, theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 có nêu rõ: Công ty TNHH 1 thành viên là Công ty do một 1 tổ chức hoặc 1 một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

Như vậy, trong trường hợp chỉ có duy nhất một tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập công ty thì sự lựa chọn duy nhất là Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

Chủ sở hữu cần cung cấp thông tin và tài liệu gì để thành lập Công ty TNHH 1 thành viên?

– Hộ chiếu, thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân (trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân) hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức và quyết góp vốn và cử người đại diện quản lý vốn trong công ty TNHH 1 thành viên(áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu công ty là công ty, tổ chức)

– Thông tin cho việc thành lập Công ty bao gồm: Tên Công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh, thành viên và tỷ lệ góp vốn, người đại diện theo pháp luật…vv.

– Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở chính kèm theo tài liệu chứng minh địa chỉ làm trụ sở chính có chức năng kinh doanh văn phòng (trong trường hợp sử dụng nhà tầng làm trụ sở chính)

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên gồm những gì?

Hồ sơ là tài liệu quan trọng để Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ bao gồm:


  • Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ Công ty được ký bởi chủ sở hữu công ty
  • Kèm theo tài liệu trong mục thông tin, tài liệu chủ sở hữu nêu trên;
  • Thời gian thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
  • Thời gian thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp như sau:

– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăn ký thành lập Công ty TNHH 1 thành viên: 05 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ

– Thời gian cho việc xin cấp dấu và công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia: 01-03 ngày làm việc

Như vậy, thông thường thời gian cho việc thành lập Công ty TNHH 1 thành viên là 06 -08 ngày làm việc

Dịch vụ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên của Công ty Luật Bravolaw

Dịch vụ thành lập Công ty nói chung và Thủ tục thành lập Công ty TNHH 1 thành viên nói riêng được Công ty Luật Bravolaw triển khai trong ngày đầu tiên hoạt động của Công ty chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm cùng đội ngũ Luật sư và tư vấn viên hùng hậu, am hiểu pháp luật doanh nghiệp, Luật Bravolaw cam kết sẽ làm hài lòng tất cả những khách hàng khó tính nhất bởi sự chuyên nghiệp của Công ty.

Chi tiết xem tại : https://luatsuonline.vn/

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam

Thương nhân nước ngoài (TNNN) thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) và chi nhánh tại Việt Nam cần lưu ý về những điều kiện luật định, thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục, các công việc cần thực hiện.

Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện

Điều kiện:

Thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của nước đó;
Đã hoạt động không dưới 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của TNNN.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện, TNNN lập bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nộp đến Sở Công thương. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị do đại diện có thẩm quyền của TNNN ký;
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của TNNN được hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp các văn bản này có quy định thời hạn hoạt động của TNNN thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 1 năm;
Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của TNNN trong năm tài chính gần nhất;
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính và các tài liệu tương đương nêu trên phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự;
Bản sao Điều lệ đối trong trường hợp TNNN là các tổ chức kinh tế;
Bản sao hợp đồng thuê trụ sở;
Bản sao hộ chiếu của trưởng VPĐD (nếu là người nước ngoài) hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam).
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Chi nhánh

Điều kiện:

TNNN được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của nước đó;
Đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, TNNN lập bộ hồ sơ nộp đến Bộ Công thương. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị do đại diện có thẩm quyền của TNNN ký;
Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;
Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của TNNN được hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp các tài liệu này có quy định thời hạn hoạt động của TNNN thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 3 năm;
Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của TNNN trong năm tài chính gần nhất.
Các tài liệu như Điều lệ hoạt động của chi nhánh, Giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác tương đương phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự
Bản sao hợp đồng thuê trụ sở.
Bản sao hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh (nếu là người nước ngoài) hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam)

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, VPĐD và chi nhánh phải thực hiện các công việc như sau:

Thông báo hoạt động: phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp.
VPĐD phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Công thương và Sở Công thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
Lưu ý rằng các quy định trên không áp dụng đối với VPĐD và chi nhánh của thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Nguồn: https://luatsuonline.vn/

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Tư vấn thành lập công ty miễn phí Tại Hà Nội

Tư vấn thành lập công ty là việc làm vô cùng quan trọng để chủ sở hữu doanh nghiệp hiểu được những thủ tục pháp lý liên quan trước khi thành lập công ty trong năm 2017 này. Bravolaw là một trong những thương hiệu luật đã có uy tín từ lâu trong lòng khách hàng, bằng chất lượng dịch vụ của mình, khách hàng đã rất tin tưởng vào dịch vụ tư vấn của chúng tôi.


Việc tư vấn trước khi thành lập công ty bao gồm rất nhiều thông tin quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần nắm được và hiểu rõ để sau này tránh được những khó khăn liên quan đến các thủ tục pháp lý nằm trong phạm vi Luật Doanh Nghiệp. Bởi vậy, khi đến với Bravolaw quý khách sẽ được tư vấn miễn phí về các vấn đề sau:

Thứ nhất Đó là vấn đề đặt tên cho công ty:

Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tên doanh nghiệp được cấu thành bởi hai thành tố chính đó là: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp (Ví dụ: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Vision C: Trong đó Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp; Tư vấn Đầu tư Vision C là tên riêng của doanh nghiệp)

Bên cạnh đó, khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý:

Không được đặt trên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký;
Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó);
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đến với Luật Bravolaw, bạn sẽ được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực tế (Công ty Cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế, tổng công ty).

Riêng về vấn đề lựa chọn tên riêng cho công ty, các bạn có thể xem chi tiết hướng dẫn ở bài viết này: Cách đặt tên công ty theo quy định của pháp luật và bài viết này: Tư vấn cách đặt tên công ty hay.

Thứ hai Tư vấn về việc đặt địa chỉ trụ sở chính của công ty:

Đây được xem là nơi liên lạc, giao dịch với khách hàng/đối tác khi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty mình. Khi tiến hành kê khai thông tin địa chỉ trụ sở chính, bạn phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Pháp luật không cho phép doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính tại Chung cư hoặc Nhà tập thể có chức năng để ở theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ ba Tư vấn về ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Đây là các lĩnh vực mà công ty dự tính hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Khi tiến hành đăng ký thành lập công ty, bạn phải lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (tham khảo Quyết định 337/QĐ-BKH) để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp công ty muốn ghi chi tiết hơn nữa ngành nghề kinh doanh của mình thì có thể lựa chọn mã ngành cấp 5 trong mã ngành cấp 4 và ghi chi tiết theo quy định.

Quý khách có thể tra cứu ngành nghề tại đây: Ngành nghề đăng ký kinh doanh và bảng tra mã ngành nghề.

Thứ năm Tư vấn về vốn điều lệ và vốn pháp định trong Công ty:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Đồng thời, Vốn điều lệ cũng là cơ sở để xác định:

Trách nhiệm của chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông công ty trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức này với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
Vốn mà cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Chi tiết xem tại: https://luatsuonline.vn/

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật


Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật:


  1. Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật mới;
  2. Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nộp khi được cấp bản mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  3. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  4. Biên bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  5. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  6. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
  7. Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho Công ty luật thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  8. Số lượng hồ sơ: 02 bộ: 01 bộ nộp cơ quan đăng ký kinh doanh và 01 bộ lưu tại công ty;

  9. Thời gian thực hiện thủ tục: 05 ngày làm việc.

Các chức danh của người đại diện theo pháp luật


  1. Giám đốc;
  2. Tổng Giám đốc;
  3. Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
  4. Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  5. Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Một số lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp


  1. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
  2. Thông báo với bạn hàng, đối tác, cơ quan bảo hiểm;
  3. Đối với công ty có giấy phép sau thành lập như giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải thực hiện thủ tục thay đổi các giấy phép này vì trên giấy phép có thông tin về người đại diện theo pháp luật cũ;
  4. Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng;

Một số quy định mới về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp năm 2014:


  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
  5. a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
  6. b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  7. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
  8. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
  9. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
  10. Ngoài ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 đã loại bỏ quy định hạn chế Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác
Chi tiết xem tại : https://luatsuonline.vn/

.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Dịch vụ thành lập công ty tại Thanh Hóa trọn gói

Các doanh nghiệp đang có nhu cầu thành lập công ty tại Thanh Hóa, các loại hình công ty thành lập ở Thanh Hóa như Công ty cổ phần Thanh Hóa, Công ty tnhh Thanh Hóa, Công ty hợp danh Thanh Hóa, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Hóa và Hợp tác xã Thanh Hóa. Mỗi loại hình công ty có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tùy theo nhu cầu mà nên chọn loại hình công ty cho phù hợp. Sau đây là thủ tục thành lập các loại hình công ty Thanh Hóa.

1. Hồ sơ  thành lập công ty cổ phần Thanh Hóa:

- Đơn đề nghị thành lập công ty cổ phần; (theo mẫu)

- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần; (theo mẫu)

- Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Bản sao CMND hoặc Hộ chiếu của các cổ đông sáng lập còn hiệu lực theo pháp luật;

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

2. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị thành lập công ty tnhh 1 thành viên;(theo mẫu)

- Dự thảo điều lệ công ty tnhh 1 thành viên;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Danh sách thành viên của công ty tnhh 1 thành viên: (theo mẫu); (trường hợp là pháp nhân góp vốn có hai người đại diện vốn góp);

- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn là cá nhân.(Trường hợp pháp nhân góp vốn thì bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác)

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

3. Hồ sơ thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị thành lập công ty tnhh 2 thành viên;(theo mẫu)

- Dự thảo điều lệ công ty tnhh 2 thành viên;(Soạn theo Luật Doanhn nghiệp 2014)

- Danh sách thành viên góp vốn;(theo mẫu)

- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của thành viên góp vốn còn hiệu lực theo pháp luật.

- Các văn bản khác nếu có;(Hợp đồng lao động; Hợp đồng thuê nhà; các văn bằng; lý lịch tư pháp);

4. Hồ sơ thành lập Hợp tác xã Thanh Hóa:

- Đơn đăng ký kinh doanh hợp tác xã theo mẫu.

- Điều lệ hợp tác xã.

- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban Kiểm soát hợp tác xã

- Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã;

- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên Ban quản trị, hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác theo qui định của pháp luật.

5. Hồ sơ thành lập công ty hợp danh Thanh Hóa:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh;

- Danh sách thành viên công ty hợp danh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Kèm theo danh sách thành viên phải có:

- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập là cá nhân;

6. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân Thanh Hóa: 

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Nguồn: https://luatsuonline.vn/

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại việt nam

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh, và lượng nhu cầu người muốn thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng. Thế nhưng có một điều khá bất tiện với những người mới bắt đầu làm thủ tục thành lập công ty, vì nó có liên quan tới pháp luật việt nam.

Thủ tục thành lập công ty - 1900.6296
Nhằm cung cấp tới các quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty, sau đâu tôi xin giới thiệu tới các bạn đầy đủ nhất từng bước chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tới việc sau khi sau làm thủ, giấy tờ sau.

Bước 1.Chuẩn bị trước thành lập.

- Chuẩn bị CMND bản sao của các cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên đối với công ty TNHH.

- Lựa chọn tên công ty (tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã có trước đó).

- Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (Trụ sở chính của công ty không được đặt tại căn hộ chưng cư và khu tập thể).

- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.

- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tnhh

Bước 2. Quy trình thành lập công ty:

- Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.

- Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp tại cơ quan công an.

- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu cần).

Bước  3.Thủ tục sau thành lập:

- Sau khi đã tiến hành xong các thủ tục thành lập công ty thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng thuế môn bài. Thuế môn bài được quy định theo các bậc phù hợp với mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký thành lập.

- Sau khi tiến hành đóng thuế môn bài xong, thì công ty tiến hành đăng ký các loại thuế mà doanh nghiệp sử dụng và làm thủ tục mua hóa đơn GTGT với cơ quan thuế.

 - Sau khi hoàn tất các thủ tục về thuế thì mới có thể coi việc thành lập công ty được hoàn thiện. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc làm thủ tục theo các bước trên là tương đối đầy đủ, chi tiết, và đúng pháp luật. nếu bạn còn băn khoăn về thủ tục thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp bạn có thể tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp việt nam.

Mọi chi tiết về thành lập công ty xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6296 để được giải đáp mọi thắc mắc cũng như tư vấn về dịch vụ

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Vậy thì thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hãy để Bravolaw giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài - 1900.6296
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
1. Tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án kinh doanh tại Việt Nam trước khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu trường hợp của quý khách thuộc trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

2. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Xem thêm :Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với nhà đầu tư là cá nhân, cần chuẩn bị:


  • Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng của nhà đầu tư (chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư)
  • Hợp đồng thuê trụ sở (giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm thực hiện dự án).


Đối với nhà đầu tư là tổ chức, cần phải chuẩn bị:


  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (Hợp pháp hóa lãnh sự đối với công ty nước ngoài)
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan thuế trong 02 năm gần nhất (hợp pháp hóa lãnh sự đối với công ty nước ngoài)
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ xác đinh tư cách pháp lý của cá nhân (chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu) là người đại diện theo ủy quyền
  • Điều lệ của công ty chủ quản (hợp pháp hóa lãnh sự đối với công ty nước ngoài)
  • Văn bản về việc ủy quyền của công ty cho người đại diện (cần được hợp pháp hóa lãnh sự đối với công ty nước ngoài)
  • Hồ sơ kinh nghiệm và năng lực của nhà đầu tư nước ngoài (Xác nhận bằng số dư tài khoản ngân hàng)

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn thành lập, thì hồ sơ cần có thêm các giấy tờ đầy đủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư

Trên đây là thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Mọi thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty Bravolaw theo địa chỉ sau:

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Tư vấn thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

Công Ty Luật Bavolaw chuyên tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài, cung cấp Hồ sơ Thành lập công ty  có vốn đầu tư nước ngoài, đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty  vốn nước ngoài cho cơ quan Nhà Nước vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính.

Dịch vụ thay đổi giấy chứng nhân đầu tư
Tư vấn thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

I. Các hình thức đầu tư vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

1.Các hình thức đầu tư trực tiếp

  • Thành lập công ty với 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc thành lập công ty 100 vốn nước ngoài.
  • Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.
  • Đầu tư phát triển kinh doanh.
  • Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
  • Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

1.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

  • Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  • Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
  • Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
  • Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài các tổ chức kinh tế quy định, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.2. Đầu tư theo hợp đồng

  • Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
  • Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
  • Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
  • Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.

1.3. Đầu tư phát triển kinh doanh

  • Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
  • Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
  • Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

1.4 Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại

  • Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
  • Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
  • Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
  • Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đầu tư gián tiếp thành lập công ty 100 vốn nước ngoài

  • Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
  • Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
  • Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
  • Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
  • Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

II. Các loại hình công ty nước ngoài có thể đầu tư:

1. Công ty TNHH 100 vốn đầu tư nước ngoài

Chương III, Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Theo quy định của chính phủ " quy định thành lập công ty 100 vốn nước ngoài " thì việc chuyển nhượng cho thành viên khác tại điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015.
2. Riêng về công ty sau khi đăng ký và được cấp giấy hoạt động mới có quyền kinh doanh
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Mục I2, Chương III, Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

2. Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

Chương V, Điều 110. Công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2015  này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

III.  Hồ sơ thành lập công ty 100 vốn nước ngoài:

1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Theo mẫu)
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với các loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2015.
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Theo mẫu).
5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác. Tuân theo quy định của chính phủ "Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 " thì các văn bản ghi bằng ngôn ngữ nước ngoài thì đều được chuyển sang tiếng Việt Nam, đồng thời phải có xác nhận của tổ chức đơn vị dịch thuật " Quy định của thành lập công ty 100 vốn nước ngoài "
- Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
6. Theo quy định của tổ chức thì người nắm giữ cổ phần hay cổ tức,.. nếu muốn cho ai thừa hưởng thì văn bản phải được ghi bằng tiếng Việt Nam, còn nếu văn bản đang ở dưới dạng tiếng anh thì bắt buộc phải chuyển sang dưới dạng tiếng Việt Nam đồng thời được công nhận bởi 1 tổ chức, đơn vị dịch thuật." Quy định của thành lập công ty 100 vốn nước ngoài "
7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tìm hiểu quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Bravolaw xin chia sẻ với quý vị quy trình thành lập công ty tnhh, hy vọng thông tin sẽ thực sự hữu ích với quý vị và mong một ngày được hợp tác cùng quý vị !

quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn - 1900.6296

Chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập công ty TNHH


  • Để thành lập công ty TNHH, khách hàng cần chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho việc thành lập công ty như:
  • Chuẩn bị trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
  • Vốn thành lập công ty: Việc lựa chọn vốn điều lệ của công ty là việc rất quan trọng. Vốn điều lệ của công ty là số vốn do các thành viên đóng góp, Bravolaw sẽ tư vấn cho khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương án phát triển kinh doanh của công ty TNHH, cơ cấu góp vốn và tỷ lệ phân chia quyền và lợi ích giữa các cổ đông công ty.
  • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp Luật của công ty, chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo phương án kinh doanh và tham chiếu theo theo quy định của Pháp luật về đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục thành lập công ty.
  • Đặt tên công ty: Tên công ty có rất nhiều ý nghĩa, nên lựa chọn đặt tên Công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tiêu chí đầu tiên khi đăng ký kinh doanh là tên Công ty không trùng với các công ty đã thành lập trước đó (trên địa bàn tỉnh, thành phố).
  • Khách hàng chuẩn bị chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng của người đại diện theo pháp luật, thành viên/cổ đông để thực hiện đăng ký kinh doanh.

Soạn hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư):

  • Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH, hồ sơ bao gồm:

         + Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề               kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)
         + Điều lệ công ty.
         + Danh sách cổ đông sáng lập.


Khắc dấu

Khắc dấu là công việc quan trọng sau khi khách hàng nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD. Nhận được Đăng ký kinh doanh, khách hàng sẽ phải đến cơ quan công an (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh) để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.

Đăng báo

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, khách hàng phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp về các nội dung sau: Tên công ty TNHH; địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH; mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ; nơi đăng ký kinh doanh.

Đăng ký mã số thuế

Đăng ký mã số thuế là công việc cuối cùng mà khách hàng phải làm để đưa công ty TNHH đi vào hoạt động. Khách hàng đến Cục thuế cấp tỉnh xin mẫu hồ sơ đăng ký mã số thuế, làm hồ sơ và nộp tại Cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

Chi tiết xem tại : http://luatsuonline.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty.html

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Thành lập Công ty Cổ phần mới nhất

Thành lập Công ty cổ phần để hoạt động kinh doanh thường được khách hàng lựa chọn khi ngành nghề kinh doanh là ngành nghề về sản xuất hoặc lĩnh vực kinh doanh yêu cầu huy động vốn nhanh.

Công ty Luật Bravolaw sẽ tư vấn Thủ tục thành lập Công ty cổ phần tại Việt Nam để khách hàng tham khảo và yêu cầu sử dụng dịch vụ khi cần thiết.

Dịch vụ thành lập công ty cổ phẩn uy tín - Bravolaw
Thành lập Công ty Cổ phần mới nhất - 1900.6296

Thế nào là Công ty cổ phần?


  • Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu rõ khái niệm công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  • Như vậy, khác với thành lập Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần không giới hạn cổ đông góp vốn và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn

Thành lập Công ty cổ phần cần những gì?

Để tiến hành thủ tục thành lập Công ty cổ phần, cổ đông cần chuẩn bị những tài liệu và thông tin sau:

– Hộ chiếu, thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân (trong trường hợp cổ đông góp vốn vào công ty là cá nhân) hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức và quyết góp vốn và cử người đại diện quản lý vốn trong công ty cổ phần (áp dụng trong trường hợp cổ đông góp vốn là công ty, tổ chức)

– Thông tin cho việc thành lập Công ty bao gồm:

+ Tên Công ty cổ phần sẽ thành lập:

+ Địa chỉ Công ty dự định thành lập;

+ Ngành nghề kinh doanh công ty theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam;

+ Thông tin các cổ đông góp vốn và tỷ lệ cổ phần trong công ty;

+ Vốn điều lệ Công ty sẽ đăng ký để hoạt động kinh doanh;

+ Thông tin về người đại diện theo pháp luật Công ty;

– Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở chính kèm theo tài liệu chứng minh địa chỉ làm trụ sở chính có chức năng kinh doanh văn phòng (trong trường hợp sử dụng nhà tầng làm trụ sở chính)

Hồ sơ thành lập Công ty cổ phần gồm những gì?

Để có thể được phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông công ty cần chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập Công ty cổ phần bao gồm:


  • Giấy đề nghị thành lập Công ty cổ phần theo mẫu tại Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ Công ty cổ phần được ký bởi các cổ đông công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
  • Hợp đồng ủy quyền cho Công ty Luật Bravolaw thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty
  • Hộ chiếu, thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân (trong trường hợp cổ đông góp vốn là cá nhân) hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức và quyết góp vốn và cử người đại diện quản lý vốn trong công ty (áp dụng trong trường hợp cổ đông góp vốn là công ty, tổ chức)

Thành lập Công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Trong quá trình tư vấn thủ tục thành lập công ty cổ phần, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về mức vốn điều lệ công ty nên để bao nhiêu cho phù hợp và Luật doanh nghiệp có quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa là bao nhiêu hay không?

Luật doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty, mức vốn điều lệ công ty sẽ do các cổ đông tự đóng góp trên cơ sở tính toán kinh doanh sao cho mức vốn phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh về sản xuất bao giờ cũng yêu cầu nhiều vốn hơn ngành nghề kinh doanh về tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ.

Do đó, mặc dù pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa nhưng khách hàng cũng không nên để vốn quá thấp hoặc quá cao, mức vốn nên để ở mức vừa phải với quy mô kinh doanh của Công ty.

Quy trình, thủ tục thành lập Công ty cổ phần tại Việt Nam

Thành lập Công ty cổ phần bao gồm nhiều bước bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu cho việc thành lập công ty
Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Bước 3: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố
Bước 4: Theo dõi hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bước 5: Khác dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu trên cơ sở dữ liệu quốc gia
Bước 6: Tiến hành các hoạt động khác liên quan  sau khi thành lập công ty như: Mua hóa đơn, kê khai thuế….vv

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

CHỨNG NHẬN ISO ĐƯỢC CẤP CHO DOANH NGHIỆP NÀO ?

Chứng nhận iso sẽ được cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu cần thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng iso phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh và lĩnh vực chủ đạo của doanh nghiệp đó:
Hệ thống quản lý chất lượng 9001-2015
Hệ thống an toàn thực phẩm 22000

BRAVOLAW TƯ VẤN DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001: 2015

 
Chứng nhận iso

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 là gì?

ISO 9001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận cho việc quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Nó áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức cung cấp, và quy định kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng được đáp ứng. ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ , được thực hiện bởi bất kỳ quá trình bất cứ nơi nào trên thế giới.
Phổ biến hiện nay là Bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho đơn vị mình.
Liên hệ ngay 19006296 để được tư vấn thêm về chứng nhận iso và dich vụ cấp chứng nhận iso.
1900 6296
iso.bravolaw@gmail.com

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Hướng dẫn làm thủ tục thành lập Công Ty buôn bán thực phẩm

support thành lập Công Ty kinh doanh thực phẩm – Bạn đang có dự định thành lập Công Ty buôn bán thực phẩm mặc dù thế chưa chắc chắn khởi nguồn từ đâu & phải làm các sách vở, thủ tục gì. Hãy để BRAVOLAW lên quy trình sơ lược về tiến độ Thành lập và hoạt động Công Ty thực phẩm giúp bạn.

thành lập Công Ty

1. thành lập công ty:
2. Giấy kiến nghị đăng ký Doanh Nghiệp.
Lưu ý: Tên Công Ty, các ngành nghề của Công Ty, chức danh người đại diện thay mặt điều khoản của Doanh Nghiệp, vốn điều lệ, Địa Chỉ đại bản doanh buôn bán.
2. Dự thảo điều lệ Doanh Nghiệp.
3. list những cổ đông sáng lập Doanh Nghiệp ( CTCP tối thiểu là 3 thành viên).
4. Bản sao công chứng giấy tờ xác nhận cá thể.
5. Giấy chuyển nhượng.
6. Khắc & lấy dấu pháp nhân.
7. ĐK bố cáo thông báo.

Sau thành lập:

1. Nộp thuế môn bài theo mức quy định về vốn điều lệ.
2. đăng ký nộp báo cáo thuế các tháng (thời gian nộp trước 20 hàng tháng), văn bản báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế thường niên.
3. In hóa đơn nếu cần.
4. đăng ký vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm.

1/ các mô hình Doanh Nghiệp phổ biến:

Doanh Nghiệp rất có thể chọn lựa một trong hình thức Doanh Nghiệp sau để đăng ký Công Ty buôn bán ngành nghề thực phẩm:
– Công Ty tư nhân;
– Doanh Nghiệp hợp danh;
– Doanh Nghiệp TNHH một thành viên/ hai thành viên trở lên;
– Công Ty CP.
Mỗi loại hình Doanh Nghiệp có ưu & điểm yếu khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề và phù hợp với từng đối tượng người sử dụng người mua, vì vậy để lựa chọn được mô hình Công Ty phù hợp nhất, người mua phấn kích liên hệ lại với BRAVOLAW để được support chi tiết cụ thể.

2/ các đặc điểm khi thành lập Công Ty buôn bán thực phẩm:

Việc Thành lập và hoạt động Công Ty buôn bán thực phẩm hay bất kì loại hình Công Ty kinh doanh ngành nghề nào khác về mặt thủ tục đa số không còn sự độc đáo. mặc dù thế, để đáp ứng được nguyện vọng của người tiêu dùng về đăng ký chuẩn xác ngành nghề, BRAVOLAW sẽ support chi tiết cụ thể từng ngành nghề về thực phẩm chi tiết cụ thể để hành khách có những lựa chọn lanh lợi cho ngành nghề buôn bán của Công Ty mình.

mặt khác, Công Ty kinh doanh thực phẩm có một chút ít độc lạ ở việc phân phối điều kiện kèm theo kinh doanh sau lúc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh & thành lập. riêng với loại hình Doanh Nghiệp này, trước lúc vận động kinh doanh thực phẩm, hành khách cần phải có các sách vở và giấy tờ pháp lý như giấy ghi nhận đủ điều kiện kèm theo kinh doanh thực phẩm, giấy chào làng chất lượng hàng hóa nếu có. và tùy theo sản phẩm chi tiết cụ thể, du khách cần xin giấy chứng nhận của các đơn vị Chính phủ có thẩm quyền khác nhau.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Những bật mí cần biết trư���c khi Thành lập công ty cổ phần

Doanh Nghiệp cổ phần là 1 dạng pháp nhân có TNHH, được Thành lập và sống sót chủ quyền đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của Công Ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và đã được phát hành huy động vốn tham dự của những nhà đầu tư thuộc mọi phần tử kinh tế.

thành lập công ty cổ phần

Quy trình thành lập Công Ty CP tại TP Hà Nội bao gồm:

Bước 1: sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ

- Giấy để nghị đăng ký kinh doanh.
- Dự thảo điều lệ.
- list cổ đông sáng lập (lưu ý những thông báo của những cổ đông phải ghi chính xác, cụ thể)
- Bản sao CMT của những cổ đông sáng lập còn hiệu lực;
- Nếu cổ đông là tổ chức thì phải có bản sao giấy chứng nhận, trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) & đi kèm giấy tờ xác thực cá thể, ra quyết định uỷ quyền của Người thay mặt đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức triển khai có thẩm quyền (đối với Công Ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy chế của lao lý phải có vốn pháp định).
- Bản sao hợp lệ chứng từ hành nghề của Giám đốc/Tổng GĐ và/hoặc những cá nhân khác khớp ứng theo quy chế của luật pháp chuyên ngành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bộ hồ sơ rất đầy đủ sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 3: Nhận công dụng và làm dấu

Bước 4: Khai báo thuế và đóng thuế môn bài

Chậm đặc biệt là vào ở đầu cuối của tháng mà Doanh Nghiệp CP được cấp chứng từ chứng nhận đăng ký buôn bán thì Công Ty phải xúc tiến nghĩa vụ về thuế cụ thể là thuế môn bài riêng với Chính phủ để đi vào hoạt động.

Mức thuế môn bài được quy định chi tiết so với vốn điều lệ của Công Ty đăng ký khi thành thành lập Công Ty cổ phần.
sau lúc nộp xong thuế môn bài, Công Ty CP hoàn toàn có thể thành lập buôn bán.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Thành Lập Công Ty Uy Tín Rẻ Tại Hà Nội

Dịch Vụ Thương Mại thanh lap cong ty tai ha noi của BRAVOLAW mang tới sự yên tâm, hiệu quả cho hàng nghìn Công Ty trong nhiều năm vừa qua. chúng ta cũng có thể an tâm với Thương Mại Dịch Vụ hối hả, đáng tin cậy chuyên nghiệp và bài bản của chúng tôi.

Thương Mại Dịch Vụ Ra đời Doanh Nghiệp, support ra đời Công Ty, Dịch vụ Thành lập Công Ty trọn gói

Đến với BRAVOLAW chúng tôi, bạn sẽ được hưởng các Thương Mại & Dịch Vụ Ra đời Công Ty tại TP. Hà Nội với đa số các mô hình Công Ty như:

ra đời Doanh Nghiệp cổ phần: Doanh Nghiệp cổ phần là 1 mô hình Doanh Nghiệp hình thành, sinh tồn và nâng tầm phát triển bởi sự đầu tư góp vốn của không ít cổ đông, do đó khoản vốn điều lệ của Công Ty được tạo thành đa số bằng nhau và gọi chúng là cổ phần của Doanh Nghiệp.
thành lập Công Ty hợp danh
Ra đời Công Ty liên kết kinh doanh
thành lập và hoạt động Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ( 1 Thành Viên và 2 cá thể trở lên ):
+ Công Ty TNHH Một Thành Viên là Công Ty do 1 tổ chức hoặc một cá thể làm chủ nắm giữ (sau đây gọi bằng chủ nắm giữ công ty), vì vậy nó một tổ chức triển khai có tư cách pháp nhân độc lập, chủ nắm giữ Doanh Nghiệp chịu trách nhiệm về những số tiền nợ & nhiệm vụ tài sản khác của Công Ty trong khoanh vùng khoản đầu tư điều lệ của Doanh Nghiệp và được không ít Doanh Nghiệp tại Việt Nam chọn là mô hình, cơ cấu tổ chức của mình khi mới thành lập.

+ Để thành lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 2 cá thể thì Doanh Nghiệp bạn phải có ít nhất 2 CMND công chứng của thành viên tham dự Thành lập và hoạt động Công Ty (có bao nhiêu thành viên thì cần bấy nhiêu CMND công chứng). những cá thể phải cử ra người làm quản trị cộng đồng thành viên và lựa chọn ra người đại diện theo pháp luật của Công Ty.

+ Thành lập và hoạt động Doanh Nghiệp tư nhân: là 1 trong những mô hình Công Ty trong hệ thống hình thức Công Ty của Việt Nam do một cá nhân làm chủ và tự chịu trác nhiệm bằng tổng thể tài sản của mình trước mọi chuyển động kinh doanh của Doanh Nghiệp. Chủ nắm giữ độc tôn của Công Ty TNHH Tư Nhân là 1 cá thể & Doanh Nghiệp TNHH Tư Nhân không có tư cách pháp nhân.

+ Thành lập Công Ty có vốn góp vốn đầu tư nước ngoài: Doanh Nghiệp có vốn góp vốn đầu tư thế giới là Doanh Nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ đầu tư thế giới do người đầu tư quốc tế ra đời tại Việt Nam tự quản lý & tự phụ trách về công dụng kinh doanh. Công Ty có vốn góp vốn đầu tư quốc tế được Thành lập theo hình thức Doanh Nghiệp TNHH, có tư cách pháp nhân theo điều khoản Việt Nam, được ra đời kể từ ngày được cấp thủ tục phép góp vốn đầu tư.

+ Bằng những kinh nghiệm của Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực Thành lập và hoạt động Công Ty, chúng tôi cam đoan với người mua một Dịch vụ uy tín, hiệu quả và chất lượng với giá cả hợp lý nhằm mục tiêu giúp người tiêu dùng mau lẹ triển khai xong việc thành lập Công Ty với Ngân sách chi tiêu thấp nhất.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Khảo sát các dịch vụ tư v��n thành lập doanh nghiệp miễn phí hiện nay

Bạn là người kinh doanh đang trong giai đoạn khởi đầu khởi nghiệp và với dự tính ra đời công ty nhưng chưa biết bắt buộc có nhu cầu các giấy tờ thủ tục gì để nhà hàng rất có thể lấn sân vào hoạt động 1 cách hợp pháp? BRAVOLAW xin ra mắt các nhóm dịch vụ support xin cấp giấy phép ra đời siêu thị năm 2017, để khách hàng rất có thể đơn giản lựa chọn.

Dịch vụ tư vấn có mặt trên thị trường công ty trọn gói

Tu van thanh lap doanh nghiep mien phi cho người mua

tư vấn về lựa chọn mẫu hình công ty cho phù hợp : công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 member, doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, siêu thị TNHH Tư Nhân . ưu điểm & điểm yếu kém của từng mẫu hình.
support về tổ chức cơ cấu đối từng cái hình công ty.
hỗ trợ tư vấn về vốn, tỷ lệ vốn góp của các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp, Giám đốc chiếm tối thiểu & đêm đa bao nhiêu % vốn góp theo quy chế của luật pháp.
Lập hồ sơ siêu thị. (Chuẩn hóa hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo nhu cầu : Giấy đề nghị ĐK kinh doanh, điều lệ siêu thị, danh sách sáng lập viên và các tài liệu khác theo quy định của nước pháp luật).
tư vấn về phương pháp đặt tên doanh nghiệp tương thích theo quy chế của điều khoản, hạn chế các ví như trùng lặp hoặc nhầm lẫn…
hỗ trợ tư vấn về ngành nghề ĐK marketing để chọn lựa ngành nghề chính, ngành sở hữu điều kiện cho tương thích.
tư vấn chọn lựa mẫu hình nhà hàng cho hợp với mô hình và nghành hoạt động vui chơi của nhà chi tiêu, các ưu điểm yếu kém của từng mẫu hình.
hỗ trợ tư vấn trụ sở chính của công ty (Thuộc quyển tiêu dùng hợp pháp hoặc quyền với của doanh nghiệp).
support về ngành nghề kinh doanh: (Tư vấn lan rộng và chuẩn hoá theo quy chế của pháp luật).
support về những sáng lập và thay mặt đại diện theo quy định của doanh nghiệp: (Phù hợp với quy chế của lao lý hiện hành).
tư vấn giấy tờ thủ tục hành chính, những vấn đề tương quan đến nội bộ doanh nghiệp: (Tư vấn tổ chức cỗ máy & hoạt động vui chơi của công ty).
Lập hồ sơ ra đời doanh nghiệp cho người mua

công ty chúng tôi sẽ hoàn thành xong hồ sơ và giấy tờ thủ tục liên quan, thật hiện các công việc theo sự chuyển nhượng ủy quyền của các bạn tại các cơ quan nhà nước với thẩm quyền để hoàn tất thủ tục xây dựng thương hiệu siêu thị của Quý khách:

đại diện thay mặt cho người dùng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký marketing tại Phòng đăng ký kinh doanh;
thực hiện thủ tục xin giấy phép khắc dấu và khắc dấu cho doanh nghiệp (dấu doanh nghiệp, dấu chức vụ, dấu đăng ký mã số thuế).

thực hiện các việc làm theo uỷ quyền

Cửa Hàng chúng tôi sẽ thực hiện các công việc theo sự chuyển nhượng của khách hàng tại các cơ quan sở hữu thẩm quyền để đăng ký thành lập công ty cho quý khách.

đại diện cho người mua nộp, rút, khiếu nại, nhận hồ sơ ĐK marketing tại Phòng đăng ký kinh doanh.
xúc tiến giấy tờ thủ tục xin cấp dấu cho siêu thị.
triển khai thủ tục đăng ký mã số thuế & công dụng xuất nhập khẩu cho công ty.